- Bí kíp giải mã thông số kỹ thuật mỡ bôi trơn - Chọn đúng sản phẩm, tối ưu hiệu quả
Bạn đang gặp khó khăn trong việc hiểu và lựa chọn mỡ bôi trơn phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn "bí kíp" giải mã các thông số kỹ thuật thường gặp trong mỡ bôi trơn, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và tối ưu hiệu quả hoạt động.
- Bóc tách thành phần cấu tạo:
Mỡ bôi trơn là sự kết hợp hoàn hảo của ba thành phần chính:
Chất làm đặc (Thickener): Giữ cho dầu gốc và phụ gia trong mỡ bôi trơn hòa quyện, tạo độ đặc cho mỡ. Chất làm đặc ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt, chịu nước, chịu tốc độ và hóa chất của sản phẩm.
Một số loại phổ biến chịu nước tốt như: calcium, calcium sulfonate, calcium sulfonate complex, polyurea, lithium complex, aluminium complex.
Những chất làm đặc chịu nhiệt thông dụng như: lithium, lithium complex, polyurea, calcium sulfonate…
Dầu gốc (Base oil): Tạo độ bôi trơn, làm mát và giảm ma sát. Thường là dầu gốc tổng hợp và dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp có khả năng chịu nhiệt và oxy hóa tốt hơn so với dầu gốc khoáng.
Phụ gia: Tăng cường hiệu suất của mỡ bôi trơn với các chức năng như chống oxy hóa, ức chế ăn mòn, chịu tải, bôi trơn khô...
- Các chỉ số quan trọng cần lưu ý:
Độ nhớt dầu gốc (Base oil viscosity): Thể hiện khả năng chịu tải và tốc độ của mỡ. Những sản phẩm có độ nhớt ở nhiệt độ càng cao thì có khả năng chịu tải tốt hơn nhưng khả năng chịu tốc độ cao sẽ kém đi, ngược lại những sản phẩm mỡ bôi trơn có độ nhớt dầu gốc ở nhiệt độ càng thấp thì khả năng chịu tải sẽ kém hơn nhưng khả năng chịu được tốc độ cao sẽ tốt hơn.
Cấp NLGI (NLGI Grade): Biểu thị độ đặc, lỏng của mỡ. Cấp NLGI càng cao, mỡ càng đặc. Có 9 cấp NLGI từ 000 (lỏng nhất) đến 6 (đặc nhất).
Độ xuyên kim (Worked Penetration): Thể hiện mức độ của mỡ chống lại sự biến dạng dưới tác dụng của một lực, thể hiện độ đặc của mỡ. Mỡ bôi trơn có độ xuyên kim càng cao thì càng mềm. Độ xuyên kim có mối tương quan nghịch cấp NLGI. Mỡ bôi trơn có độ xuyên kim càng cao thì cấp NLGI càng thấp và ngược lại.
Khả năng kháng rửa trôi nước (Water Washout): Thể hiện khả năng chống lại sự hao hụt của mỡ trong môi trường nước. Được biểu thị dưới dạng phần trăm, phần trăm càng nhỏ thì mỡ có khả năng kháng rửa trôi nước càng tốt.
Tải hàn 4 bi và mài mòn 4 bi (Four Ball Weld Load và Four Ball Wear Scar): Đánh giá khả năng chịu tải và chống mài mòn của mỡ. Trong thông số kỹ thuật của hầu hết các sản phẩm mỡ bôi trơn đều có các chỉ số về tải 4 bi (4 Ball Weld Load) – ASTM-D 2596 và mài mòn 4 bi (4 Ball Wear) -ASTM D-2266. Các chỉ số này rất quan trọng vì nó giúp người sử dụng có thể chọn được sản phẩm mỡ bò phù hợp cho mức tải trọng của ứng dụng.
Tải Timken OK (Timken OK Load): Đo lường khả năng chịu cực áp của mỡ.
Là một phép đo được tiêu chuẩn hóa cho biết khả năng hoạt động của các chất phụ gia chịu cực áp (EP) trong dầu hoặc mỡ bôi trơn. Đơn vị đo lường là pound-lực hoặc kilôgam lực. Phép đo này được thực hiện bằng máy thử đặc biệt và các mẫu thử dạng khối và vòng tiêu chuẩn. ASTM D-2509 là phương pháp thử tải của Timken OK đối với mỡ bôi trơn.
Thử nghiệm ăn mòn tấm đồng (Copper Strip Corrosion Test): Đánh giá mức độ ăn mòn của mỡ trên hợp kim đồng. Là một phép đo được tiêu chuẩn hóa cho biết khả năng hoạt động của các chất phụ gia chịu cực áp (EP) trong dầu hoặc mỡ bôi trơn. Đơn vị đo lường là pound-lực hoặc kilôgam lực. Phép đo này được thực hiện bằng máy thử đặc biệt và các mẫu thử dạng khối và vòng tiêu chuẩn. ASTM D-2509 là phương pháp thử tải của Timken OK đối với mỡ bôi trơn.
Dãy nhiệt độ hoạt động (Operating Temperature Range): Xác định phạm vi nhiệt độ mà mỡ có thể hoạt động hiệu quả. Là chỉ số quan trọng để lựa chọn sản phẩm mỡ bôi trơn phù hợp với ứng dụng cần bôi trơn.
Lợi ích khi lựa chọn mỡ bôi trơn ANOPEC:
Hỗ trợ tư vấn và đào tạo kiến thức về dầu mỡ cho cán bộ kỹ thuật và vận hành.
Tiến hành kiểm tra mẫu mỡ để so sánh chất lượng, giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Hãy liên hệ Anopec ngay hôm nay để được tư vấn và phục vụ tận tình!
Hotline:
0812.333.789
0523.888.789
Email: anopec.mochiunhiet@gmail.com