Máy ép tuy ô thủy lực là một loại máy ép bằng cách sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra một lực nén. Nó sử dụng tương đương với thủy lực của một đòn bảy cơ khí, và cũng được biết đến như là một máy ép Bramah, sau khi nhà phát minh, Joseph Bramah, Anh. Được sử dụng rộng rãi dùng để ép, tháo, lắp, dập tấm nắn thẳng, định hình các chi tiết máy và đột lỗ các loại vật liệu khi có yêu cầu.
Nguồn gốc của máy ép tuy ô thủy lực:
Máy ép tuy ô thủy lực là một máy công cụ sử dụng nguồn lực là hệ thống thủy lực, dựa trên nguyên lý định luật Pascal: áp lực trong suốt một hệ thống kép kín là không đổi. Một phần của hệ thống là một piston hoạt động như một máy bơm, với một lực khiêm tốn cơ khí hoạt động trên một diện tích mặt cắt ngang nhỏ, một phần khác là một piston với một diện tích lớn hơn tạo ra một lực tương ứng lớn cơ khí. Chỉ có ống đường kính nhỏ ( dễ dàng hơn chống lại áp lực) là cần thiết nếu máy bơm được tác ra từ xi lanh ép.
Nguyên tắc pascal trong máy: Áp lưc lên một chất lỏng hạn chế được truyền đi không hề suy giảm và các hành vi với lực lượng bằng nhau vào các lĩnh vực bình đẳng và 90 độ vào thành container
Kết cấu của máy bao gồm các cụm chính sau:
+ Thân khung máy
+ Hệ thống thủy lực
+ Hệ thống điều khiển
Nguyên lý hoạt động của máy:
Xi lanh công tác 4 được cố định trên dầm ngang trên 6 và liên kết với dầm ngang cố định dưới 9 thông qua các trụ dẫn dưới 7, tạo thành phần khung máy. Pittong 5 chuyển động trong xi lanh 4, được gắn với dầm di động 8, được trượt theo trụ dẫn hướng. Trên dầm di động có bàn máy trên với các rãnh lắp bulông để lắp ở khuôn trên. Dầm di động được chuyển động xuống nhờ pittông trở về 11. Trên dầm cố đinh dưới có lắp bàn máy ( dưới ) dùng để lắp ở khuôn dưới. Do máy sử dụng nguồn chất lỏng áp suất cao, nên giữa xi lanh và pittông thường dùng các loại đệm kín (gioăng) để tránh rò rỉ làm giảm áp lực chất lỏng.
Phân loại máy ép tuy ô thủy lực:
Tùy theo chức năng công nghệ, máy được phân thành:
+ Máy ép tay: Được thiết kế ống bơm tay, kết hợp lò xo đàn hồi
Máy ép thủy lực hoạt động bằng điện:
Trong bài này chủ yếu giới thiệu về máy ép kim loại. Máy được chia thành 5 nhóm:
+ Máy ép rèm tự do – dập thể tích
+ Máy ép chảy kim loại
+ Máy ép dập tấm
+ Máy ép dùng trong lắp ráp
+ Máy ép kim loại phế thải
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ gia công áp lực, các dạng máy mới dần xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của từng công nghệ riêng biệt.
Ưu điểm của máy ép thủy lực:
-Máy làm việc êm, không gây tiếng ồn. Cho áp lực theo danh nghĩa và có thể duy trì áp lực đó trong suốt quá trình công nghệ, không như máy ép trục khuỷu.
-Tác động riêng biệt hoặc đa tác động. Máy có thể thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, máy đơn tác động dùng cho động tác ép máy, máy đa tác động dùng cho nhiều động tác khác nhau như ép biên – ép sâu; ép theo chương trình, tăng áp theo hàm hoặc theo từng bước biến dạng. Sự điều khiển lực ép rất mềm dẻo tùy theo yêu cầu công nghệ kết hợp với kết cấu khuôn tương ứng.
-Máy có thiết kế kết cấu hệ thống đơn giản, sử dụng các bộ phận được tiêu chuẩn hóa cao như bơm bánh răng, bơm cao áp pittông, các van, các đường ống…. chính vì vậy giá sản phẩm đã hạ xuống
-Máy không bị áp lực ép hạn chế. Có thể thiết kế máy cho lực ép lên trên, lực ép xuống dưới, lực ép ngang và có thể theo hướng nào đó theo công nghệ và khuôn.
Do các ưu điểm kể trên mà trong công nghệ chế tạo máy, máy ép tuy ô thủy lực được sử dụng rộng rãi.